Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần II Mùa Thường Niên (Mc 3:13-19) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN II MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 3,7-12

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: NăM Lẻ: Dt 8,6-13.

Hiện giờ (Chúa Giêsu), vị thượng tế của chúng ta đã lãnh một chức vụ cao thượng hơn.

Trong tiếng Hy Lạp, ở đây là “phụng vụ” (tác vụ tư tế) mà Chúa Giêsu đã lãnh nhận… Thật vậy, chủ tế đích thực của phụng vụ chúng ta hôm nay, chính là Người. Qua những kém cỏi nhân loại của linh mục chủ tế , chúng ta có thấy sự hoàn hảo của Đấng Ngài đại diện không?

Người là Đấng trung gian của một giao ước tốt hơn.

Khi hai kẻ thù không gặp nhau, hay không giải hòa với nhau được người ta đặt một “người trung gian" hoạt động làm con thoi giữa hai bên, cố đưa các quan điểm lại gần nhau, để tái lập sự liên minh. Người ta nói, kẻ trung gian tốt nhất là người trung lập, không bị chê là thiên vị bên này hơn bên kia. Thực sự người trung gian đích thực là người mật thiết với cả hai bên, đau khổ như bị phân rẽ vì sự bất đồng giữa hai phía mà họ muốn giao hòa. Như thế, Chúa Giêsu, vị trung gian hoàn hảo, thấy mình hoàn toàn liên đới với Thiên Chúa và loài người… vì tự bản thể thâm sâu của mình, Người là Người, vừa là Thiên Chúa.

Chinh nơi thân vị Người thắt chặt Giao ước từ nay không thể tan vỡ được.

Lạy Chúa, xin cảm tạ, vì Chúa đã nhập bọn với chúng con tới mức độ đó.

Vì nếu giao ước thứ nhất không khuyết điểm, thì thật sự không cần phải có giao ước thứ hai nữa.

Đối với những người Do Thái đã trở thành Kitô hữu này, tác giả sắp chứng tỏ rằng họ không phải thiệt thòi khi chuyển sang Hội Thánh Chúa Kitô: giao ước mới trội vượt giao ước cũ... Và có sự tiếp nối với giao ước này, vì giao ước mới đã được loan báo và mong đợi bởi những đại biểu lớn nhất của thần học và tu đức Do Thái là các tiên tri.

Đây là đoạn văn dài của Giêrêmia và tác giả trích, làm nền cho điều mình minh chứng.

Này đến ngày Ta thực hiện một giao ước mới cho nhà Israel và cho nhà Giuđa. Không phải như giao ước Ta ký kết với cha ông chúng… Bởi chúng không trung thành với giao ước Ta, nên ta bỏ chúng.

Giao ước cũ đã quá mỏng dòn, vì nó quá tùy thuộc các ý hướng tốt của con người.

Ta sẽ đặt lề luật của ta trong trí chúng và khắc nó vào lòng chúng.

Chính Thiên Chúa hành động.

Và ơn phúc của Người trở lên như tâm cốt của lòng con người, khi thâm nhập vào họ: luật Chúa thánh ý Người, không chỉ ở bên ngoài, nhưng được khắc vào nội tâm, dẫn tới một loại vâng phục tự phát và tự do.

Lạy Chúa, đó là điều chúng con cần có.

Xin. hãy ban cho chúng con điều Chúa đòi hỏi.

Xin làm cho đời con hợp với ý Chúa rất tự nhiên.

Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng và chúng sẽ là dân ta.

Đó là khế ước đã được ký kết: như một, hôn ước một sự kết hợp dứt khoát, khi thịnh vượng hay lúc gặp gian.

 Và bí tích hôn phối là dấu chỉ của sự liên kết đó (Ep 5,32).

Lạy Chúa, sự liên kết của con với Chúa có được tính cách đích thân, mật thiết... đồng thời có tính cách cộng đồng thành Hội Thánh, thành dân tộc không?

Ta dung thứ các điều gian ác của chúng và không còn nhớ đến tội lỗi của chúng nữa.

Ơn tha thứ là một phần của giao ước với tình yêu.

Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 Sm 24,3 - 21.

Bị Sao-lê ghen tức và điên khùng săn đuổi. Đavít buộc lòng phải buộc vào cuộc sống kháng chắn. Sách Samuen thỉnh thoảng kể lại thoáng qua "những cuộc mạo hiểm của một chiến sĩ du kích”. Đa Vít chạy trốn. Đavít cố lánh măt. Chàng ẩn núp trong các hang động. Chàng dùng mưu giương bẫy.

Đavít tha thứ cho Saolê và điều ác mà ông muốn làm cho chàng.

Sao-lê đem ba ngàn quân dượt theo Đavít. Ông muốn giết chàng. Một hôm, tình cờ, để “đi việc cần" Sao-lê vào một hang đá mà Đavít đã núp sẵn trong đó. Chàng có thể trả thù vì đang ở trong tình trạng tự vệ chính đáng, du kích chiến mà ! Nhưng chàng chỉ cắt một vạt áo chiến bào của vua.

Như thế ở vào thời đại của bạo lực và những phong tục tàn nhẫn, tác giả sách thánh chắc chắn muốn ghi nhận cho chúng ta một điều gì đặc biệt: Đvít là một con người nổi bật lên giữa thời đại mình. Chàng không để mình bị bạo lực và hận thù lôi cuốn. Chàng biết ở đại lượng với kẻ bách hại mình.

Đavít đã sống trước một giá trị căn bản của Tin Mừng: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những kẻ xúc phạm đến chúng con”. "Hãy yêu thương kẻ thù nghịch. Hãy làm ơn cho những người ghét bỏ anh em".

Vâng, Lạy Chúa, đó cũng là lời cầu nguyện của con hôm nay. xin cho sức mạnh của Tin Mừng tha thứ thâm nhập vào thế giới nghiệt ngã của chúng con.. vào những nơi con người gây khổ đau cho nhau... con người ghét bỏ nhau,khinh miệt nhau, ghen bực nhau... vào những nơi các vết thương đang mở lớn... vào những nơi mà sự tha thứ là giải pháp duy nhất, đó là giải pháp của Tin Mừng, giải pháp mà Đavít đã sử dụng.

Phần tôi . Hôm nay, tôi phải tha thứ cho ai đây?

Chính mắt Ngài đã thấy là Giavê đã phó nộp Ngài trong tay tôi khi ở trong hang, nhưng tôi đã từ chối giết Ngài, tôi đã tha chết cho Ngài.

Ở đây ngoài sự tha thứ, cần có một giá trị Tin Mừng căn bản khác! Đó là sự tôn trọng mạng sống.

Đối diện với kẻ muốn giết mình, Đa vít từ chối không hạ sát đối thủ.

Không cần phải là Kitô hữu mới nhận ra một phẩm giá siêu việt nơi mọi người. Sự tôn trọng mạng sống thuộc về di sản của nhân loại. Nhưng phải có Đức Kitô mới mạc khải trọn vẹn ý nghĩa sâu xa Đavít làm như thế không phải đơn thuần do tâm hồn nhân từ, hay bởi tính tình yếu đuối (trót đời chàng minh chứng rằng chàng không phải là người nhu nhược). Thật sự, Đavít đầy lòng kính trọng Thiên Chúa hiện diện trong con người ấy!

Con người đó được Thiên Chúa thánh hóa và xức dầu phong vương.. Đúng thế, mọi đời sống đều có giá trị trước mắt Thiên Chúa.

Con người này tôi toan lên án, sát hại là “kẻ được Thiên Chúa yêu thương".

Sao-lê thú nhận: con công chính hơn cha, con làm ơn cho cha mà cha trả oán cho con... Nay cha biết chắc rằng con sẽ làm mãi mãi trong tay con vương quốc Israel.

Đức Giêsu cũng vậy, Người trải qua sự thử thách phải báo thù: phêrô đã trao gươm cho Người, và Người có lý để tự vệ Thế mà cuối cùng Đức Giêsu đã tự nộp mình cho lý hình. Người không mở lời tự bào chữa với những kẻ lăng mạ Người. Người đã tha thứ cho họ, người hành xử như thế vì Người luôn nhìn mọi người với cái nhìn của Cha Người. Trong một người nghèo hèn nhất trong một kẻ đê tiện đểu cáng nhất, trong một tên vô nhân đạo nhất, trong một người tội lỗi nhất, Đức Giêsu vẫn coi đó là một thụ tạo được Thiên Chúa yêu thương . Đó là một nền luân lý mới đang hình thành trong tâm hồn Đavít, tổ phụ của Đấng Thiên sai.

“Anh em phải có lòng khoan dung như Chúa trên trời, là Đấng đầy lòng khoan dung”. Bắt chước Thiên Chúa. Đó là cả một công trình lớn lao vì Đức Giêsu đã "tiêu diệt sự thù hận "trong chính bản thân Người (Ep 2,4).

BÀI TIN MỪNG: Mc 3,13-19.

Cho tới đây nhóm môn đệ gồm năm người: hai anh em Simon, Anrê... hai anh em khác Giacôbê, Gioan... và Lêvi. Bắt đầu trình thuật này. Marcô thuật lại cho ta việc thành lập nhóm "Mười Hai " cách trịnh trọng.

Chúa Giêsu lên núi…

Đó là nơi dành cho mọi quyết định trọng đại, một nơi cô tịch, thuận lợi cho việc cầu nguyện... một nơi cũng mở ra những chân trời to rộng, vì từ đó người ta nhìn xa hơn…

Tôi chiêm ngắm Chúa Giêsu đang leo lên trên con đường nhỏ hẹp dẫn tới đỉnh núi.

Hình ảnh đó nhắc tới Môsê, xưa kia đã leo lên núi Sinai để mang xuống cho dân Chúa những khoản luật quy định nếp sống của họ.

Người gọi những kẻ Người muốn gọi và họ đến cùng Người.

Đặc tính đầu tiên của cuộc tuyển gọi trên, đó là sự tự do tuyệt đối của ông Thầy . Người gọi những kẻ Người muốn”. Lạy Chúa, chính Chúa là người khởi xướng. Lạy Chúa, con có hiện diện ở nơi mà Chúa muốn không?

Đặc tính thứ hai, là sự gần kề với Chúa Giêsu: “ở gần bên Sống thân mật với Chúa Giêsu... Thuộc về Nhóm của Người. Suy nghĩ, cầu nguyện, làm việc cùng với Chúa Giêsu cố gắng theo sát Người, trong ba năm, các môn đệ phải tập suy tư và hành động như Người. Khi Chúa Giêsu khuất dạng; các ông sẽ phải tự giới thiệu Người... làm cho Người vẫn có thể hiện diện. Lạy Chúa, con có sống “gần kề với Chúa” đủ chưa?

Người đã đặt một Nhóm Mười Hai... Vậy Người đặt Nhóm Mười Hai...

Cách nhau có hai dòng mà Marcô đã lập lại những từ trên.

Đó có phải là lối viết vụng về của ông? Hay đó là điều ông muốn nhấn mạnh? Theo ông, Chúa Giêsu không chỉ kêu gọi Nhóm Mười Hai... Người còn thiết lập họ. Người đã “tạo ra”, họ: Người đã “quy định" họ.

Khi chọn con số biểu tượng “12" này, Chúa Giêsu có ý định rất rõ ràng? Người thành lập Dân Chúa mới và đặt mười hai vị đứng đầu mà Người trao cho trách nhiệm chăm sóc dân.

Tôi có thái độ sâu sắc nào đối với Giáo Hội cơ chế?

Chúa Kitô đã trao cho Giáo hội nhiều quyền sáng kiến. Nhưng có một điều chính Người ấn định đó là cơ cấu phẩm trật của Giáo hội, biểu tượng điển tả quen sáng tạo của Thiên Chúa. Nhân loại không tự ban ơn cứu độ cho chính mình.. Người ta phải nhận ơn đó từ Thiên Chúa. Và các thừa tác viên của ơn cứu độ này là dấu chỉ cho nguồn ơn "đến từ Thiên Chúa” đã do Chúa trao ban.

Để họ theo Người và đã sai họ đi giảng dạy, cùng ban cho họ quyền trừ quỷ.

Đó là cách lược ghi một ngày làm việc đầy giá trị tại Capharnaum. Nó tóm tắt mọi hoạt động của Chúa Giêsu (Mc 1,21 ; 39) : do đó Nhóm Mười Hai được thành lập để thực thi những việc Chúa Giêsu đang làm.

“Những kẻ được sai đi "... là đều dịch từ tiếng Hylạp các tông đồ!

“Để giảng dạy": đó là sứ vụ đầu tiên của các tông đồ Như Chúa Giêsu và cùng với Người, loan truyền "Tin mừng" Nước Thiên Chúa.

“Để xua đuổi ma quỷ ": đó là sứ vụ thứ hai của các tông đồ như Chúa Giêsu và cùng với Người, dẹp tan sự dữ khỏi con người. Tẩy xóa tội lỗi trần .gian , phát triển yêu thương xua đuổi ma quỷ khỏi con người.

Nhờ Giáo hội, nhờ nhóm Mười Hai và các người kế vị của họ. Chúa Giêsu tiếp tục hành động. Và mỗi Kitô hữu được tham dự vào công trình này, nhờ việc làm và lời nói của mình, tại nơi và họ hiện diện, trong phạm vi gia đình hay môi trường làm việc.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa chọn Mười Hai Tông Đồ.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giê-su chọn Mười Hai Tông Đồ.

TÌM HIỂU:

13 “Rồi Người lên núi … “:

- Trong Cựu Ước, núi là nơi gặp gỡ Thiên Chúa (1V 19,8), nơi Người lập Giao Ước Xh 19,3; 24,1-9), nơi Người mặc khải, kêu gọi, quyết định …

- Việc Đức Giê-su lên núi có ý diễn tả Người gặp Chúa Cha, và như vậy việc gặp Chúa Cha trước khi chọn mười Hai Tông Đồ là để làm nổi bật ý nghĩa việc chọn các Tông Đồ là việc của Thiên Chúa, và là việc quan trọng.

- “Gọi đến với Người những kẻ Người muốn”: Chi tiết này cho thấy ơn gọi tông đồ là ơn gọi nhưng không của Thiên Chúa chứ không do công lao gì của con người.

- “Các ông đến với Người”: Các ông đáp lại lời Chúa gọi bằng cách luôn sống và đồng hành với Chúa.

14-15 “Người lập Nhóm Mười Hai … “:

- Con số thành viên của nhóm ám chỉ 12 chi tộc Ít-ra-en; Mười Hai Tông Đồ được tuyển chọn là những đại diện cho Ít-ra-en mới là Hội Thánh, bắt đầu được xây dựng nơi bản thân các Tông Đồ.

- Đức Giê-su trao cho các ông nhiệm vụ rao giảng và quyền trừ quỷ. Các ông được sai đi làm nhiệm vụ đó để các ông được tham dự vào sứ mạng cứu thế của Người.

16-19 “Người đặt tên cho Simon là Phêrô … “:

Việc đặt Simon là đầu danh sách và việc đặt biệt hiệu cho Simon là Phê-rô là để sau này chọn ông làm nền móng của Hội Thánh của Người.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin Mừng hôm nay giúp ta hiểu về đặc tính của ơn gọi:

a) Ơn gọi:

- Ơn Chúa gọi: đó là ơn nhưng không của Thiên Chúa, vì thế cần phải tín thác vào Chúa trong mọi sự.

- Chúa gọi những Người chúa muốn: ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa, vì thế những người đáp trả ơn gọi phải vâng phục Chúa cách trọn vẹn và hoàn hảo.

- Các Tông Đồ đến với Chúa: sự đáp trả ơn Chúa gọi bằng cách luôn sống và đồng hành với Chúa. Vì thế người tông đồ cần phải gắn bó với Chúa để sống theo Chúa hầu có thể trở nên đồng hình đồng dạng với Người.

b) Sứ mệnh của ơn gọi:

- Chúa trao cho các Tông Đồ nhiệm vụ rao giảng và trừ quỷ, đó là diễm phúc đặc ân được tham dự vào sứ mạng cứu thế của Chúa.

2. Chúa Giê-su lên núi gặp Chúa Cha trước khi chọn các Tông Đồ, đó là mẫu gương cho mọi kitô hữu khi chuẩn bị đón nhận ơn Chúa qua các bí tích, và đó là thói quen tĩnh tâm thường diễn ra trong các sinh hoạt của dân Chúa, nhất là trước khi lãnh nhận bí tích…

3. Chúa Giê-su trao quyền rao giảng và trừ quỷ cho các Tông Đồ. Chúng ta cần lắng nghe và vâng phục Hội Thánh, và đồng thời biết chạy đến với Hội Thánh để được thanh tẩy qua bí tích Rửa Tội và Giải Tội, cũng như để được đón nhận ân huệ của các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể. Ý thức về quyền rao giảng và trừ quỷ là do Chúa ban, người tông đồ dễ có tinh thần khiêm nhường, hiền lành, và vị tha hơn…

4. Nhìn vào các Tông Đồ được Chúa tuyển chọn:

- Các Tông Đồ đáp trả ơn Chúa gọi bằng các từ bỏ mọi sự để đến với Chúa, sống với Chúa và đồng hành với Chúa trong công tác truyền giáo. Ý thức được ơn Chúa gọi, chúng ta phải sống xứng đáng với ơn gọi ấy bằng cách từ bỏ mọi sự quyến luyến thế gian để trọn vẹn cho Chúa và nhiệt tình thi hành công việc của Chúa.

- Các Tông Đồ là những người hăng say nối tiếp sứ mạng cứu thế của Chúa và trở nên những cộng sự viên đắc lực của Người trong công việc mở mang Nước Chúa ở trần gian .

Các Tông Đồ chỉ là những con người bình thường và giới hạn, nhưng Chúa đã ban cho các ngài được thông phần vào sứ mạng cứu thế của Người.

Cảm nghiệm được ơn Chúa gọi, chúng ta hãy tin tưởng và phó thác vào Chúa để trọn vẹn dâng hiến chính con người và cuộc sống của mình cho Chúa trong công việc tông đồ và truyền giáo.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.